![]() |
Bài dự thi:THẦY KÝ MẾN YÊU-“VÙNG ĐẤT HỌC"(Buquda) |
Trả lời ![]() |
Tác giả | |
Admin ![]() Thông tin cá nhân thành viên
Gửi tin nhắn cá nhân
Tìm bài viết của thành viên
Thăm trang chủ của thành viên
Thêm vào danh sách bạn
Quản trị diễn đàn ![]() Tham gia: 10/01/2006 Trạng thái: Offline Point: 2194 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() đã gửi: 03/01/2009 lúc 07:59 |
THẦY KÝ MẾN YÊU-“VÙNG ĐẤT HỌC" Có ai một lần Dừng chân nơi kinh Thầy Ký Mà không lưu luyến khi lìa xa Có ai về xứ Thánh Gia Mà không nhung nhớ Rặng trúc, mái tranh thôn nghèo.
Sau hơn 20 năm đổi mới, ấp Thầy Ký thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ cũng đã hoà nhịp chung cùng sự phát triển của đất nước. Rặng trúc, mái tranh nay không còn nữa, Thầy Ký đã thay da đổi thịt, một bộ mặt hoàn toàn mới với đường xá ô tô đi lại thuận tiện cả hai mùa mưa nắng, những ngôi nhà kiên cố khang trang đã thay cho những mái tranh vách đất, nhà cửa san sát đầy rẫy những an-ten vươn cao. Đúng là một đô thị văn hoá ở nông thôn.
Mặc dù vậy Thầy Ký vẫn là một vùng quê nghèo của thị trấn Thạnh An, Một làng quê mà dân sống chủ yếu là nghề nông, nhưng dân thì đông ruộng đất lại ít, vì vậy mà sau hơn 50 năm thành lập nơi đây chưa có được 1 tỷ phú. Đất không thể đẻ ra mà người thì ngày càng tăng. Với 2.400 dân mà diện tích nông nghiệp chỉ có 500 ha, (bình quân 0.2 ha/ người) một địa bàn thuần nông với diện tích như vậy thì làm sao có thể khá giàu được đây? Thế mà người dân nơi đây vẫn bám lấy cây lúa, bám lấy đồng ruộng, bám lấy vườn rau ao cá. Họ chắt chiu từng hạt lúa, con cá lá rau để đổi lấy cái chữ cho con em, quê nghèo mà hàng năm nơi đây phải đầu tư dài hạn hàng tỷ đồng cho việc học của con cái nên đời sống hiện tại của người dân nơi đây chỉ ở mức tầm tầm so với khu vực và còn thấp so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Nhưng nếu so sánh về trình độ dân trí, về đời sống văn hoá và chất lượng cuộc sống thì khó có một làng quê nào có thể sánh bằng.
2400 dân với 2 tiến sỹ, 125 người tốt nghiệp đại học, hơn 200 người có trình độ cao đẳng và THCN và trên 100 sinh viên hiện đang theo học tại các trường. Hàng năm trong ấp số em tiếp tục vào đại học còn đông hơn một thế hệ được sinh ra, tổng số người đã ra trường và đang công tác trên mọi miền của tổ quốc còn đông hơn tổng số học sinh trong ấp hiện giờ.
Nếu chỉ việc gom góp chắt chiu mà đủ cho việc học của con cái thì tốt quá, ở đây ai cũng có thể làm được, nhưng chi phí cho việc học ngày càng cao, con em đi học ngày càng nhiều các nguồn thu nhập chính của nông dân thì hạn chế lại bấp bênh nên hầu hết các gia đình có con em đi học đều phải cầm cố, vay mượn thậm chí có gia đình phải bán đất bán nhà để mua “cái chữ” cho con. Gặp gỡ những gia đình này mới thấy được một điều lạ là họ vẫn vui vẻ và hạnh phúc. Niềm tin, niềm tự hào đã lấn át hết mọi ưu tư lo lắng trong họ. Về đây mới thấy người dân nơi đây họ không sợ nghèo, không sợ khổ mà chỉ sợ con em họ không được học hành đến nơi đến chốn họ sống và làm việc tất cả vì con em thân yêu.
Trong những dịp lễ tết tất cả sinh viên và những người đang công tác mọi nơi đều tụ họp về, không khí ở đây vô cùng sôi động, nhà nào cũng có sinh viên và những người đi làm ăn xa trở về, họ sum họp, vui vầy, đầm ấm, họ tổ chức họp nhóm, họp lớp, họp hội sinh viên… để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm ấu thơ trên mảnh đất mà họ vô cùng yêu mến, mảnh đất đã khắc sâu vào tâm trí họ, mảnh đất được tưới thẫm biết bao mồ hôi của cha mẹ, mảnh đất Thạch Sanh chỉ với hạt lúa, con cá, lá rau đã làm nên biết bao điều kỳ diệu hôm nay. Gặp gỡ và trao đổi với những người thành đạt mới thấy tấm lòng của họ đối với quê hương Thầy Ký. Bất cứ ở đâu khi nhắc đến hai chữ Thầy Ký thì trong lòng họ lại dâng lên một cảm xúc khó tả, một sự tự hào vì họ đã được sinh ra và nuôi dưỡng từ đây. Lúc nào, ở đâu họ cũng luôn nhớ về Thầy Ký, họ đang muốn cùng nhau làm những việc gì đó để trả lễ cho vùng đất này.
Hiện nay đã có rất nhiều người thành danh, thành đạt, có việc làm ổn định, thu nhập cao đã trở về quê hương để tạ ơn cha mẹ, tạ ơn thầy cô, tạ ơn mảnh đất thân yêu, nhiều người còn có địa vị, tài sản, sự nghiệp ở các thành phố họ đã là những ông chủ lớn, chủ nhỏ mong muốn của họ là đón cha mẹ đến ở cùng họ để phụng dưỡng, báo hiếu, để hưởng phước quãng thời gian cuối đời nhưng tất cả cha mẹ họ không ra đi mà đều ở lại, họ ở lại cũng để cám ơn mảnh đất này, họ ở lại để gìn giữ, duy trì và phát triển một cái nôi hiếu học. Buquda Mã số: TN 16 Sửa bởi Admin - 03/01/2009 lúc 08:01 |
|
Bài này được cám ơn bởi: khicon007,Hạ Xưa,Crocodile,Mimoxa,Hồ Xuân Dung | |
Bài này được cám ơn bởi: | |
![]() |
|
Mimoxa ![]() Thông tin cá nhân thành viên
Gửi tin nhắn cá nhân
Tìm bài viết của thành viên
Thêm vào danh sách bạn
Thành viên mới ![]() ![]() Tham gia: 08/11/2008 Trạng thái: Offline Point: 20 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Đúng là với những số liệu như trên thì khó có thể có 1 làng quê nào sánh bằng, nơi đây cũng đáng để học hỏi đấy các bạn ạ. Cũng là niềm tự hào của người dân Thốt Nốt ta Sửa bởi Mimoxa - 05/01/2009 lúc 10:59 |
|
Bài này được cám ơn bởi: | |
Bài này được cám ơn bởi: | |
![]() |
Trả lời ![]() |
|
|
Đến diễn đàn | Tôi có thể làm gì? ![]() Bạn không thể Gửi bài mới trong diễn đàn này Bạn không thể Trả lời trong diễn đàn này Bạn không thể Xóa bài của bạn trong diễn đàn này Bạn không thể Sửa bài trong diễn đàn này Bạn không thể Tạo bình chọn trong diễn đàn này Bạn không thể Bình chọn trong diễn đàn này |