![]() |
gdtxthotnot.xp3.biz - gdtxthotnot.tk |
Trả lời ![]() |
Trang 12> |
Tác giả | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
gmaillamvn ![]() Thông tin cá nhân thành viên
Gửi tin nhắn cá nhân
Tìm bài viết của thành viên
Thăm trang chủ của thành viên
Thêm vào danh sách bạn
Banned ![]() ![]() Tham gia: 20/12/2010 Đang ở: Thốt Nốt - Cần Thơ Trạng thái: Offline Point: 92 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() đã gửi: 28/09/2013 lúc 05:55 |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài này được cám ơn bởi: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài này được cám ơn bởi: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
gmaillamvn ![]() Thông tin cá nhân thành viên
Gửi tin nhắn cá nhân
Tìm bài viết của thành viên
Thăm trang chủ của thành viên
Thêm vào danh sách bạn
Banned ![]() ![]() Tham gia: 20/12/2010 Đang ở: Thốt Nốt - Cần Thơ Trạng thái: Offline Point: 92 |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giáo sư Hoàng Như Mai: Người thầy mẫu mực, nhân từ…(Dân trí) - Mẫu mực và nhân từ! Đó là ấn tượng cho bất kỳ ai từng vinh hạnh được học với Giáo sư Hoàng Như Mai - NGƯT Nguyễn Ngọc Ký đã mở đầu tâm sự của mình trong một cuốn tự truyện… |
![]() Trước Cách mạng Tháng Tám, Giáo sư Hoàng Như Mai học ĐH Y khoa, ĐH Luật. Thầy đến với nghề giáo bắt đầu bằng sự nể nang bạn bè nên dạy giúp môn văn học Việt Năm 1950, thầy cùng đồng nghiệp xây dựng thành công Trường Sư phạm Việt Bắc và đã từng đưa các giáo sinh của trường sang học ở Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc). Sau đó, thầy đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ: giảng dạy, nghiên cứu và lãnh đạo ở Trường Sư phạm trung cấp Trung ương (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). Với giáo trình Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1960, thầy đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám. Đến năm 1980 thầy về dạy ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TPHCM (nay là Trường ĐH KHXH-NV thuộc ĐH Quốc gia TPHCM). Từ năm 1997, GS Hoàng Như Mai làm hiệu trưởng Trường trung học phổ thông tư thục Trương Vĩnh Ký, TPHCM. Đồng thời, thầy cũng là người sáng lập trường Đại học dân lập Văn Hiến. Từ năm 1988, thầy chính là người sáng lập Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM và đã được hội tín nhiệm cử làm chủ tịch từ đó đến nay. Ngoài nghề dạy học, GS Hoàng Như Mai còn viết nhiều cuốn sách có giá trị cùng hàng nghìn bài báo, nhiều tác phẩm thơ, văn, kịch có tiếng. Các quyển sách như: Thặng dư giá trị, Đời sống thợ thuyền trong xã hội tư bản, Lênin và Cách mạng Tháng 10… cho tủ sách Vỡ lòng của Nhà xuất bản Hàn Thuyên. Tác phẩm: Tiếng trống Hà Hồi (kịch, 1948), Dòng sông biên giới (kịch, viết 1957, xuất bản 2001), Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (kịch, viết 1982, xuất bản 2001), Trao cho nhau cuộc đời (thơ, 1993). Tác phẩm nghiên cứu gồm: Văn học Việt Nam hiện đại (NXB Giáo Dục, 1961), Trần Hữu Trang - soạn giả ca kịch cải lương (1982), Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1986), Nhận định về cải lương (1986), Giới thiệu sân khấu cải lương (1986), Thơ một thời (1989), Hoàng Như Mai tuyển tập (NXB Giáo Dục, 2005). Năm 1982, thầy được phong học hàm giáo sư, năm 1988 thầy được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú, năm 1990 thầy được phong danh hiệu nhà giáo nhân dân (NGND) và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. 65 năm gắn bó với nghề giáo, GS Hoàng Như Mai có rất nhiều học trò, trong đó có nhiều người đã thành danh, giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tháng 9/2013, GS Hoàng Như Mai bị tai nạn và điều trị tại Bệnh viện 175 TPHCM. Sau thời gian điều trị, GS-NGND Hoàng Như Mai đã qua đời lúc 15 giờ 20 ngày 27/9, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ khâm liệm tiễn đưa GS-NGND Hoàng Như Mai tiến hành lúc 11g ngày 28/9 tại Bệnh viện 175 (TPHCM). Sau đó, 6g ngày 29/9, gia đình sẽ đưa linh cữu giáo sư về nhà tang lễ TPHCM. Lễ viếng bắt đầu từ 8g ngày 29/9. Lễ truy điệu: 7g30 ngày 1/10. Lê Phương |
Cứ mỗi mùa tựu trường, Liên đoàn Phụ huynh học sinh (FCPE) lại cảnh báo tình trạng cặp sách của học sinh quá nặng nhưng Chính phủ Pháp lại chưa đưa ra một biện pháp cụ thể nào. Năm nay, FCPE đã phối hợp với Hiệp hội Quốc gia về vật lý trị liệu mátxa phát động chiến dịch “Hãy yêu cái lưng của bạn” từ nay đến ngày 5-10. Cụ thể, các kỹ thuật viên sẽ thăm khám miễn phí cho các em học sinh nhỏ.
“Số ký trung bình mà các em lớp 6 phải mang vác là 8,5kg, tương đương sáu chai nước suối đè nặng trên lưng” - chủ tịch FCPE Paul Raoult tỏ vẻ không hài lòng khi nhắc đến vấn đề này dù rằng vào năm 2008 Bộ Giáo dục Pháp đã yêu cầu một học sinh không được mang cặp sách vượt quá 10% cân nặng cơ thể. Hậu quả của việc mang quá nặng là học sinh thường bị chứng co cứng phần cơ lưng, gặp nhiều vấn đề về đĩa đệm hoặc tư thế không cân đối nếu mang cặp một bên vai. Các vấn đề sức khỏe này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng khi những đứa trẻ trưởng thành.
“Chứng đau lưng còn khiến Bảo hiểm xã hội Pháp phải chi 2 tỉ euro (2,7 tỉ USD) ngân sách cho việc điều trị và phải giải quyết 9 triệu ngày nghỉ bệnh mỗi năm” - ông Raoult nhấn mạnh. Giải pháp đưa ra là trường nên tạo những chiếc tủ chứa vật dụng để học sinh có thể để sách học trong đó, tránh mang quá nhiều thứ cùng một lúc. Hoặc hạn chế mang tập quá dày mà chỉ cần sử dụng loại tập xếp theo tờ.
Nguồn: tuoitre.vn
- Để có một hình dung ngắn gọn về những hạn chế của giáo dục hiện nay, ông nói gì về 3 việc: dạy, học và thi cử?
- Trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng so với đòi hỏi thì còn nhiều bức xúc mà ngành phải giải quyết. Nhìn thẳng vào một số hạn chế của ngành, có thể nói gọn như thế này: Việc dạy - kiến thức nhiều, kỹ năng ít; Việc học - Thầy dạy gì, trò học nấy; Thi - Đó là cuộc chạy đua căng thẳng với số phận chứ không phải là kiểm tra chất lượng. Thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi không chỉ của thế hệ trẻ mà là của cả xã hội. Tôi nói điều này để thấy, đổi mới giáo dục là cấp bách.
![]() |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh đầy sợ hãi không chỉ của thế hệ trẻ mà là của cả xã hội. Ảnh:Hoàng Thuỳ |
- Vậy Bộ trưởng sẽ chọn khâu nào để bắt đầu cải cách?
- Đề án này không phải là cải cách mà là Đổi mới giáo dục. Tôi không quá nghiêng về câu chữ nhưng thực tế chúng ta cần một cuộc đổi mới toàn diện và căn bản. Trở lại với câu hỏi về điểm bắt đầu. Tôi chọn việc đào tạo giáo viên bởi đó chính là "máy cái" để tạo ra các sản phẩm. Hiện nay, người thầy là trung tâm của quá trình giáo dục; kiến thức người thầy cung cấp cho học sinh luôn luôn là “chân lý tuyệt đối đúng”. Học sinh ở vị trí bị động của người tiếp nhận tri thức, cố nhớ thật nhiều để khi thi thì viết hoặc nói lại cho thầy chấm. Nhiều học sinh thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Phương thức giáo dục mới tới đây sẽ thay đổi căn bản điều này: Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà nhiệm vụ chính sẽ là tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức để hình thành năng lực và phẩm chất của mình.
- Tại sao điểm bắt đầu là giáo viên mà không phải nội dung chương trình dạy và học?
- Đúng, xét trong cả quá trình đổi mới giáo dục, chương trình và nội dung giáo dục phải là điểm khởi phát. Nhưng tôi không đề cập vấn đề này ở đây, vì từ nhiều năm qua Bộ đã chuẩn bị khá công phu việc này. Chúng tôi đã tìm hiểu khoảng 40 chương trình của các nước để tham khảo những tinh hoa của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đánh giá lại một cách nghiêm túc chương trình và nội dung giáo dục hiện nay của nước ta. Trên cơ sở đó, một bộ khung chương trình đã được định hình và đang hoàn thiện. Tôi có thể tóm tắt như sau:
Chương trình học đang bị quá tải. Việc có môn khoa học nào thì trong nhà trường có môn học ấy dẫn đến kiến thức của học sinh mang tính hàn lâm, nhiều kiến thức không gắn với cuộc sống.
Chương trình và nội dung sách giáo khoa mới sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa mạnh ở các lớp trên. Các nội dung học không rập khuôn theo từng môn khoa học mà có sự lựa chọn, tích hợp cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và thực tiễn đời sống.
Tổ chức lớp học cũng không phải thầy giảng cho cả lớp nghe như bây giờ. Học sinh của mỗi lớp sẽ được tổ chức thành nhóm. Mỗi nhóm được thầy, cô giao nhiệm vụ, hướng dẫn và tư vấn cách giải quyết, các em sẽ chủ động thảo luận, phân tích, tranh luận với nhau tìm ra phương án giải quyết vấn đề.
- Một số ý kiến mới đây đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Lý do nào khiến Bộ đưa ra kiến nghị bỏ kỳ thi đại học và giữ kỳ thi tốt nghiệp?
- Đến thời điểm này các phương án đổi mới thi cử mới chỉ là dự kiến. Đây là vấn đề lớn, liên quan đến hàng chục triệu người nên Bộ sẽ tiếp tục thảo luận kĩ và sẽ xin ý kiến rộng rãi trong xã hội trước khi quyết định. Tuy nhiên, tôi khẳng định, cách thi sẽ thay đổi vì hiện tại có quá nhiều bất cập. Mặc khác, khi thay đổi cách dạy, cách học mà không thay đổi cách thi là không ổn. Khi việc học chú trọng để phát triển năng lực thì phải đánh giá kĩ năng chứ không chỉ đánh giá kiến thức như hiện nay.
![]() |
Kết quả thăm dò ý kiến độc giả trên VnExpress từ 25-29/9. |
Tôi đã được gặp GS. Hoàng Tụy một số lần. Lần nào thầy cũng gửi gắm với tôi là phải thiết kế việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong nhà trường như kiểm tra chất lượng trong nhà máy: sản xuất xong từng chi tiết của sản phẩm phải kiểm tra ngay, khi lắp ráp xong sẽ kiểm tra tổng thể, chứ không kiểm tra lại từng chi tiết.
Như vậy, phải đổi mới cả việc kiểm tra, đánh giá và thi một cách đồng bộ tổng thể. Việc thay đổi cả nội dung, phương pháp dạy, học đó đòi hỏi phải đào tạo lại, đào tạo mới và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Ở phần trên, tôi nói phải bắt đầu từ khâu giáo viên là vì vậy.
![]() |
"Một đoàn tàu với hơn 22 triệu thầy cô và học sinh thì không thể đột ngột tăng tốc hay cua gấp". Ảnh: Hoàng Thùy. |
- Hình dung của ông về kết quả cuối cùng sau đổi mới là gì?
- Sau một vài niên học từ khi thực hiện đổi mới sẽ thấy kết quả rõ nét. Tuy nhiên, hồn cốt của chương trình thì không phải chờ đến 12 năm mới đổi mới. Ngoài lớp 1 học sách mới, những lớp khác không thay đổi chương trình mà thay đổi phương pháp. Bộ sẽ cải cách dần trên nền chương trình cũ.
Tôi hình dung công cuộc đổi mới lần này như một đoàn tàu khổng lồ đang chạy với hành khách là hơn 22 triệu thầy, cô giáo và học sinh, sinh viên. Không thể dừng lại để triển khai việc thay đổi, mà phải vừa chạy vừa điều chỉnh, tự đổi mới. Nếu tăng tốc đột ngột hay cua gấp thì dễ bị tai nạn. Những sự thay đổi phải được thực hiện theo một qui trình hợp lý để không gây sốc. Đó là cả một thách thức lớn.
- Đâu là điều lo lắng nhất nhất của ông khi thực hiện đề án này?
- Cái lo lắng nhất là làm sao tạo được sự đồng thuận - đó là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công. Đề án này sẽ có hàng chục triệu người tham gia thực hiện. Chúng tôi rất cần sự chia sẻ, tin tưởng từ người dân, sự đồng lòng, quyết tâm của đội ngũ các thầy, cô giáo. Khi bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến người lính đều phải có quyết tâm cao, có niềm tin chiến thắng và chấp nhận cả trả giá, hy sinh. Tôi hiểu, muốn được nhân dân tin tưởng thì toàn ngành giáo dục phải chứng minh được bằng hành động thực tế.
Nhưng cũng cần hiểu rằng, sự nghiệp đổi mới giáo dục cần có thời gian dài nhất định. Vì vậy, người làm giáo dục không thể tư duy theo nhiệm kỳ. Có những việc làm hôm nay thì các nhiệm kỳ sau mới có kết quả rõ ràng. Vì thế cần một sự ủng hộ và tham gia tích cực của toàn xã hội.
- Bộ trưởng nghĩ thế nào về việc đánh cược sinh mạng chính trị của mình cho thành công của đề án đổi mới giáo dục lần này?
- Tôi không có ý nghĩ gì về chuyện đánh cược. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án đã được lường trước; nên chúng tôi tự tin và chủ động khi thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Đề án là một công trình trí tuệ tập thể. Tới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ thảo luận và ra nghị quyết về các nội dung của đề án. Đó là cơ sở cho niềm tin của chúng ta vào thắng lợi trong “trận đánh” lớn và quan trọng này.
Nguồn: vnexpress.net
![]() | ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
http://www.histats.com/ - | Trung tâm GDTX Thốt Nốt |
Đọc xong, tôi kể cho các em nghe về công việc mà tôi vẫn thường làm, đó là quyên góp từ học sinh, thầy cô và phụ huynh để giúp đỡ học sinh nghèo và những mảnh đời bất hạnh.
Bỗng em D.T.T. cầm hai tờ 10.000 đồng bước lên, giọng xúc động: “Cho con ủng hộ số tiền nhỏ bé này...”. Thấy thế, các em khác cũng muốn ủng hộ và hẹn hôm sau mang tiền theo. Tôi nói: “Thầy cảm ơn T.! Thầy cảm ơn các em! Thầy không nhận tiền của các em đâu, các em cũng là người thiếu may mắn mà. Thầy chỉ tâm sự vậy thôi. Thầy đang kêu gọi thầy cô, phụ huynh và học sinh trường khác ủng hộ...”.
Mấy ngày sau, chính em D.T.T. lại đem cho tôi một bì thư trong đó có 500.000 đồng mà em đã vận động quyên góp từ các bạn trong lớp và những người xung quanh. Ngoài bì thư em viết bốn chữ rất to: “Trái tim yêu thương”.
Tôi rất vui và hạnh phúc khi đón nhận món quà “Trái tim yêu thương”- sự sẻ chia đáng quý đó của các em, nhất là T..
Hạnh phúc của người thầy không chỉ đem đến cho học trò những con chữ mà còn giáo dục học trò về kỹ năng sống, gieo cho học trò lòng nhân ái, sống đẹp... trong cuộc đời. Và tôi luôn tâm niệm rằng: “Người thầy giỏi không chỉ dạy học sinh bằng những câu chữ có sẵn mà dạy bằng cả tâm hồn mình”.
Trong văn bản được công bố ngày 30-9, ông Phạm Vũ Luận lý giải việc Bộ GD-ĐT xây dựng và ban hành thông tư 24 bổ sung chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đối với người có công với cách mạng và con của họ nhằm “thực hiện chủ trương đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với cách mạng, đảm bảo cơ hội và quyền lợi học tập suốt đời của người dân”. Việc đưa bà mẹ Việt Nam anh hùng vào đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển sinh vào
ĐH, CĐ xuất phát từ việc ban soạn thảo mong muốn “văn bản phải mang tính bao quát tổng thể”, nên đã quy định đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh “mặc dù không trái với pháp lệnh và nghị định trên nhưng chưa phù hợp với thực tế ở nước ta”.
Trước phản hồi của dư luận, Bộ GD-ĐT đã tiếp thu, điều chỉnh kịp thời bằng việc ban hành thông tư bãi bỏ quy định với những đối tượng ưu tiên không phù hợp với thực tế hiện nay tại thông tư 24. Từ điều chỉnh cụ thể này, Bộ GD-ĐT đã “rút kinh nghiệm sâu sắc về soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật”.
Trong đó, hình tượng khiên được lựa chọn làm ý tưởng chủ đạo thể hiện hình ảnh một ngôi trường vững mạnh về chuyển giao tri thức, trí tuệ, đồng thời không ngừng nỗ lực cống hiến cho sự bảo vệ công lý xã hội.
Câu khẩu hiệu “Sáng tri thức, vững công minh” là thông điệp mang ý nghĩa trong mỗi người nên lấy tri thức làm nền móng cho sự phát triển bền vững trong công việc cũng như cuộc sống, để từ đó hướng đến những điều công bằng và chân - thiện - mỹ.
TRẦN HUỲNH
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành xem xét việc sáp nhập để thành lập một trung tâm nhiều chức năng, nhưng việc thành lập chỉ được thực hiện “sau khi thông tư liên tịch trên được ban hành và có hiệu lực”, để “bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo và tránh gặp phải những khó khăn, bất cập sau này”.
Tuy nhiên, trước đó vào tháng 8, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã có công văn gửi UBND các tỉnh thành nêu tình trạng một số tỉnh đã thực hiện việc sáp nhập các trung tâm, nhưng mỗi nơi làm một kiểu, không thống nhất việc giao cơ quan quản lý trực tiếp trung tâm, nơi giao UBND cấp huyện quản lý, nơi lại giao cho sở GD-ĐT trực tiếp quản lý. Do đó, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã gửi văn bản cho Bộ GD-ĐT “nhất trí về sáp nhập các trung tâm trên địa bàn huyện thành một trung tâm chung do UBND huyện trực tiếp quản lý”, đề nghị các ủy ban nghiên cứu thực hiện. Công văn này đã khiến nhiều địa phương “hiểu nhầm” rằng hai bộ đã thống nhất, nên cấp tập chỉ đạo thực hiện các công việc liên quan đến sáp nhập các trung tâm cấp huyện, bất chấp chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể.
Đến nay, khi tiếp tục nhận được công văn mới của Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét sáp nhập trung tâm sau khi có thông tư liên tịch, nhiều địa phương tỏ ra lúng túng, khó xử vì đã trót triển khai việc sáp nhập các trung tâm, nên tiếp tục gửi văn bản cho Bộ GD-ĐT đề nghị giải thích.
Bão Wutip đã gây thiệt hại lớn ở tâm bão Quảng Bình. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Ngày 4/10, thống kê của Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Quảng Bình cho thấy, thiệt hại do bão Wutip lên tới 11.000 tỷ đồng. Trong đó, Quảng Bình thiệt hại hơn lớn nhất với 8.000 tỷ; Nghệ An dù không nằm trong vùng bão Wutip càn quyét mạnh, nhưng vỡ đập hồ chứa và xả lũ gây ngập cũng khiến Nghệ An thiệt hại gần 1.300 tỷ.
Tại Thanh Hóa, vùng thiệt hại nặng nề nhất là Tĩnh Gia, ước tính 135 tỷ đồng do đập http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/vo-dap-hang-nghin-ho-dan-thanh-hoa-ngap-trong-nuoc-lu-2888436. - Đồng Đáng và Thung Cối bị vỡ. Hàng nghìn ha lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản, hơn 1.000 ngôi nhà... bị nhấn chìm, nhiều tài sản bị cuốn trôi làm hàng trăm hộ dân lâm cảnh trắng tay.
Ngày 4/10, Thanh Hóa hết mưa, nước lũ đã rút. Hơn 1.000 hộ dân bị ngập ở vùng rốn lũ huyện Tĩnh Gia đã trở về dọn dẹp nhà cửa sau những ngày sơ tán. Tuy nhiên, đời sống của bà con vùng lũ vẫn ngổn ngang khó khăn.
Bà Lê Thị Mẫn (68 tuổi, xã Tân Trường) cho biết, gia đình gần như mất sạch, tài sản không còn gì đáng giá ngoài hai chiếc giường, bộ bàn ghế nhựa. Vài tạ thóc dự trữ bị ngập bùn đất. “Nước ập xuống nhanh quá, chẳng kịp mang gì. Gia đình tôi không biết sẽ bấu víu vào đâu”, bà Mẫn nói.
Học sinh vùng rốn lũ Tĩnh Gia vừa trở lại trường nhưng hầu hết sách vở, đồ dùng học tập đã bị cuốn trôi hoặc hư hỏng không thể sử dụng. Trong buổi đến trường đầu tiên, nhiều em chỉ mang theo cuốn vở bố mẹ mua vội ở cửa hàng tạp hóa.
![]() |
Nhiều cây ở Quảng Trị bị bật gốc trong cơn bão. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Do lượng mưa lớn, vượt qua khả năng tích nước, nên Nghệ An đã xả 5 cửa http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/trang-dem-chay-lu-xa-tu-ho-vuc-mau-2889038. - hồ Vực Mấu khiến người dân thị xã Hoàng Mai lâm vào tình cảnh tương tự. Trong số gần 1.300 tỷ đồng thiệt hại của Nghệ An sau cơn bão Wutip, thì hậu quả do xả lũ lên tới 800 tỷ đồng, khoảng 20.000 hộ dân bị ngập lụt suốt 27 giờ.
Chiều 2/10, nước đã rút nhưng nhiều vật dụng của người dân đều bị cuốn trôi. Chỉ trong phút chốc, chị Nguyễn Thị Huyền (vợ anh Lê Văn Hào) ở phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai đã bị nước cuốn, để lại hai đứa con 5 và 13 tuổi.
Được người dân ném cho chiếc phao cứu sinh, anh Hào may mắn sống sót. "Giờ vợ mất, hai con thì nhỏ, không biết thời gian tới cha con tui sống răng đây. Lũ rút rồi, tui thành gà trống nuôi con", anh Hào ngậm ngùi.
Tại Quảng Nam, xả lũ thủy điện đã làm 8 xã của huyện Bắc Trà My bị cô lập, một thanh niên 22 tuổi đang dắt trâu bò đi tránh lũ thì bị nước cuốn trôi, chưa tìm thấy thi thể. Hiện, 6 trên tổng số 21 hồ thủy điện lớn ở miền Trung - Tây Nguyên gần đầy và xả tràn ở mức cao, như Đắk Mi 4A (Quảng Nam) xả tràn 898 m3/s; Sông Ba Hạ (Phú Yên) xả 4.200 m3/s; Sê San 4 và Se San 4A (Gia Lai) lần lượt xả tràn 1.822 và 1.968 m3/s.
Liên quan đến vấn đề thủy điện, tại buổi đối thoại do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam và Hội liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Quảng Nam tổ chức hôm tại Hội An, bà Phan Thị Qua (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) cho biết, từ khi người dân nhường đất để xây dựng các dự án thủy điện thì ngoài việc mất đất sản xuất, trồng cây lâm nghiệp, họ bị thất nghiệp và cuộc sống "hóa" nghèo.
Bà Trần Thị Kim Hoa (xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, những người sống ở vùng hạ lưu sông Vu Gia đã thấm nỗi khổ từ thủy điện. "Trước khi xây dựng thủy điện, lũ về mang theo phù sa còn giờ mang theo cát bồi. Mùa hè thì dòng nước cạn kiệt. Cứ nghe tin có bão là dân lại thót tim với nỗi lo thủy điện xã lũ, vỡ đập...", bà nói.
Tại các địa phương khác ở miền Trung bị thiệt hại do ảnh hưởng bão số 10 đang tích cực triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống nhân dân, tổng hợp thống kê thiệt hại; đồng thời chủ động đối phó với diễn biến mưa lũ tiếp theo.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, số người chết vì bão Wutip là 12 người; 2 người mất tích và 225 người bị thương. Siêu bão cũng khiến 193.702 nhà bị tốc mãi, hư hỏng: 30.118 nhà bị ngập và 528 nhà bị sập, đổ, cuốn trôi. Bên cạnh đó, hàng nghìn hec-ta hoa màu bị ngập, đổ. Nhiều cột ăng-ten phát sóng, cột điện trung và cao thế bị đổ. Về giao thông, báo cáo cho biết, có 365.372m3 đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp; 25.761m đường giao thông bị sạt lở, hư hại. Hiện đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ qua các tỉnh cơ bản đã thông xe; một số tuyến tỉnh lộ còn bị ngập, hư hỏng cục bộ đang được khẩn trương khắc phục và phân luồng giao thông. |
Trả lời ![]() |
Trang 12> |
|
Đến diễn đàn | Tôi có thể làm gì? ![]() Bạn không thể Gửi bài mới trong diễn đàn này Bạn không thể Trả lời trong diễn đàn này Bạn không thể Xóa bài của bạn trong diễn đàn này Bạn không thể Sửa bài trong diễn đàn này Bạn không thể Tạo bình chọn trong diễn đàn này Bạn không thể Bình chọn trong diễn đàn này |